Bí ẩn về gỗ Ngọc Am

Gỗ Ngọc Am là gì? Tác dụng của gỗ Ngọc Am.

Ngọc am là loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim được các nhà thực vật xếp vào họ Hoàng đàn, bộ Thông. Ngọc am có tên La tinh là Cupressus funebris, nhưng dân gian quen gọi là cây Ngọc am, Hoàng đàn rủ, và hiện nay được tìm thấy ở Dãy Tây Côn Lĩnh, được mệnh danh là nóc nhà của núi rừng Đông Bắc, có độ cao 2427m. Tây Côn Lĩnh là dãy núi nằm phía Tây Hà Giang, trải dài trên huyện Hoàng Su Phì và huyệnVị Xuyên. Tuy không phải là ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng việc chinh phục được nóc nhà Đông Bắc dường như khó khăn hơn nhiều lần so với đỉnh Fansipan cao vời vợi. Bởi lẽ, đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh rất xa xôi, cách trở, lại chưa định hình thành tuyến.

 

Dải Tây Côn Lĩnh

Hoàng Su Phì cùng Hà Giang. Người Trung Quốc gọi nó là San mộc, còn người Tày, Nùng ở vùng cao phía đông bắc nước ta gọi là Máy vạc.

Ngọc am có hai loại: Vàng và đỏ. Trong đó Ngọc am đỏ có mùi thơm hơn cả. Ngọc am có đặc tính, càng già càng thơm, phần gốc thơm hơn phần ngọn, vùi càng lâu dưới đất càng thơm, khi dùng dao, đục (đẽo) vào gỗ ngọc am thì tinh dầu tiết ra theo các vết đục (phôi gỗ) toả hương thơm ngào ngạt hoặc có thể dùng máy xịt nước áp lực cao xịt sạch hết đất cát, rong rêu bám bên ngoài cho đến khi lộ phần thân gỗ đỏ au, lúc đó mùi hương toả ra thơm phức. Muốn thưởng thức mùi ngọc am ngay tức khắc, có thể dùng nước sôi dội vào.

Lũa ngọc am khủng (liền khối)

Gỗ quý để đuổi tà khí, đem lại sự thịnh vượng

Một công dụng khác khiến ngọc am được các đại gia ráo riết săn tìm, ấy là nó còn là một biểu tượng tâm linh. Các tượng gỗ, tượng thế, tràng hạt, gối đầu... được làm bằng gỗ ngọc am có tác dụng được cho rằng có thể đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng về nhà.

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng, ngọc am có tác dụng chữa bệnh, tắm bằng bồn gỗ ngọc am giúp cơ thể thải độc tố, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rôm sảy, giúp tinh thần tỉnh táo... Thậm chí, hương ngọc am còn được coi như thứ mùi kỵ côn trùng, khiến ruồi muỗi bay xa, nếu để trong phòng gỗ không chỉ tỏa hương thơm mà còn có tác dụng xua đuổi con trùng hiệu quả.

Không chỉ đóng vai trò quan trọng về dược tính, gỗ Ngọc Am còn được xem như biểu tượng của văn hóa, tâm linh con người. Thường thấy các tượng gỗ như tượng thế, tràng hạt gôi đầu… được làm bằng gỗ Ngọc Am được người xưa coi như một biểu tượng giúp xua đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng

Hiện nay, gỗ Ngọc Am đước xem như một loại gỗ quý nằm trong danh sách đỏ, người dân chủ yếu khai thác các phần còn sót lại của cây như rễ ở tận sâu trong rừng. Đây được xem là loại gỗ quý từ dược liệu, dược phẩm đến biểu tượng văn hóa của con người. 

Ngọc Am loài gỗ dùng cho các bậc đế vương

Dân mê đồ gỗ vẫn thường rỉ tai những câu chuyện nhuốm màu huyền tích về thứ gỗ được mệnh danh “ngọc của rừng”. Ấy là thời xưa, đây là loại gỗ thường chỉ được dùng trong cung cấm của các bậc đế vương, thành phần quan lại, hay thường dân dù có tiền cũng khó lòng sở hữu được.

Gỗ ngọc am được đẽo gọt thành những đồ vật như bồn tắm, giường, ghế, ốp vào tường, thùng xách nước… trong cung vua. Tinh dầu ngọc am dùng để nhỏ vài giọt vào nước tắm là một trong những cách xức nước hoa của các cung tần mỹ nữ. Hương ngọc am quyện với da thịt trắng trẻo của người con gái như một thứ “bùa mê” khiến các bậc đế vương say sưa, ngây ngất. Qua thời gian gỗ Ngọc Am ngày càng trở lên quý hiếm và thú chơi tao nhã của các đại gia, một số người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua bộ bàn ghế hay những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc để chơi trong nhà. Ngày nay gỗ Ngọc Am càng trở nên khan hiếm, giá trị kinh tế ngày càng tăng lên, chính vì sự khan hiếm đó đã nhiều người hành nghề đào và tìm gốc rễ  còn sót lại dẫn đến gỗ Ngọc Am có giá ngày càng cao hơn.

 

Bình luận

An

An - 11/21/2016 09:11:54

Test

Viết bình luận